UPF Là Gì? Sự Thật Về Quần Áo Chống Tia UV

UPF Là Gì? Sự Thật Về Quần Áo Chống Tia UV

Xem Nhanh

1 - UPF là gì? 

2 - UPF Khác Biệt Gì Với SPF? 

3 - Quần Áo UPF Là Gì 

4 - Quần Áo UPF Hoạt Động Như Thế Nào? 

5 - Những Công Nghệ Vải UPF Tốt Nhất

6 - Quần Áo UPF Có Thấm Hút Mồ Hôi Hoặc Làm Mát Không?

7 - Quần Áo UPF Có Hiệu Quả Khi Ở Dưới Nước Không?

8 - Quần Áo UPF Có Thể Chống Tia UV Trong Bao Lâu?

9 - Có Cần Dùng Thêm Kem Chống Nắng Khi Mặc Quần Áo UPF Không?

10 - Quần Áo UPF Không Cần Dùng Vào Mùa Đông?

 

Ánh nắng là một phần không thể thiếu của hoạt động ngoài trời. Không chỉ cung cấp vitamin D cần thiết, ánh nắng mà còn mang lại năng lượng tích cực và cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên, tia cực tím (UV) từ mặt trời lại gây cháy nắng và tổn thương da. 

Trước đây, kem chống nắng là giải pháp quen thuộc để chống lại tia cực tím. Nhưng với sự phát triển của công nghệ, quần áo chống nắng UPF đã xuất hiện, mang lại khả năng bảo vệ da vượt trội. Hãy cùng Columbia khám phá về quần áo UPF và giải đáp những thắc mắc phổ biến về công nghệ mới này nhé!

UPF là viết tắt của "Ultraviolet Protection Factor" (Chỉ số bảo vệ tia cực tím).  Đây là thước đo khả năng chống lại sự tiếp xúc với tia UV từ mặt trời của một loại vật liệu. Chỉ số UPF càng cao, lượng tia UV bị chặn càng nhiều. 

Ví dụ: Quần áo có chỉ số UPF 50 chỉ cho phép 1/50 (tương đương 2%) tia UV tiếp xúc với da.

UPF (chỉ số bảo vệ tia UV qua vải) và SPF (chỉ số bảo vệ tia UV qua kem chống nắng) là hai thước đo khác nhau. UPF đo lượng tia UV xuyên qua vải, trong khi SPF chỉ áp dụng cho mỹ phẩm như kem chống nắng. Nghiên cứu so sánh gần đây cho thấy quần áo UPF mang lại khả năng bảo vệ da vượt trội so với kem chống nắng và được khuyến nghị trở thành "trụ cột" trong việc bảo vệ da khỏi tia UV.

Quần áo UPF (hoặc quần áo được đánh giá UPF) là các sản phẩm làm từ chất liệu được kiểm nghiệm và xếp hạng UPF. Những loại vải đặc biệt này được thiết kế để hấp thụ và phân tán tia UV, bảo vệ da khỏi cháy nắng và tổn thương (với các vùng da được quần áo che phủ)

Để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, Tổ chức Ung thư Da cấp chứng nhận "Seal of Recommendation" cho các sản phẩm có chỉ số UPF tối thiểu là 30. UPF 50+ được xem là "bảo vệ da xuất sắc."

Quần áo UPF bảo vệ da bằng cách ngăn chặn tia UV thông qua chính chất liệu vải, thay vì phủ lớp chống nắng lên bề mặt. Chất liệu được tối ưu hóa từ sợi, sợi dệt đến vải. Nhờ vậy, khả năng chống nắng được tích hợp trong cấu trúc vải và bền lâu hơn so với kem chống nắng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khả năng thoáng khí và nhẹ nhàng. 

Omni-Shade™ là dòng sản phẩm chống nắng đầu tiên của Columbia Sportswear và cũng là loại vải được sử dụng trong nghiên cứu của OHSU (Đại học Khoa học Sức khỏe & Y khoa Oregon, Hoa Kỳ). Sản phẩm được chứng minh hiệu quả vượt trội hơn kem chống nắng. Gần đây, công nghệ này được nâng cấp với Omni-Shade™ Broad Spectrum, bổ sung khả năng bảo vệ phổ rộng vào công nghệ UPF hiện có.

Tham khảo: Vì sao quần áo UPF chống tia UV tốt hơn kem chống nắng?

Bảo vệ phổ rộng là gì?

Tia UV bao gồm cả UVA và UVB. Trước đây, các công nghệ chống nắng chủ yếu tập trung vào UVB — nguyên nhân gây cháy nắng. Tuy nhiên, việc bảo vệ da khỏi cả UVA lẫn UVB, gọi là bảo vệ phổ rộng, ngày càng được chú trọng. Công nghệ Omni-Shade™ đã luôn bảo vệ da khỏi tia UV phổ rộng, nhưng công nghệ Omni-Shade™ Broad Spectrum làm điều này hiệu quả hơn nữa.

Vải UPF không có chức năng thấm hút hay làm mát, nhưng Columbia Sportswear cung cấp nhiều dòng sản phẩm kết hợp công nghệ UPF với công nghệ thấm hút mồ hôi và quản lý nhiệt độ để tăng sự thoải mái.

Ví dụ: Kết hợp công nghệ thấm hút mồ hôi Omni-Wick™ với bảo vệ phổ rộng Omni-Shade™ Broad Spectrum. Một số sản phẩm còn tích hợp công nghệ làm mát như Omni-Freeze Zero™ hoặc Omni-Freeze Zero Ice™.

Có, quần áo UPF hoạt động rất tốt dưới nước. Chúng thậm chí hiệu quả hơn kem chống nắng vì không bị trôi đi, phù hợp cho các hoạt động như chèo thuyền, câu cá hoặc lướt ván. Hơn nữa, đây là lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, vì một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây hại cho hệ sinh thái dưới nước.

Quần áo UPF sẽ bền trong suốt vòng đời của sản phẩm. “Khả năng chống nắng được tích hợp vào sợi, sợi dệt và cấu trúc vải, vì vậy nó không bị phai, trôi hay mất đi” ông Beckham giải thích.

Quần áo UPF chỉ có khả năng chống nắng ở những phần đã được che phủ. Vì vậy, chúng không thay thế hoàn toàn kem chống nắng. Bạn vẫn cần dùng kem chống nắng ở những vùng như mặt, tay và chân.

Không đúng, tia UV có thể gây hại quanh năm, ngay cả vào mùa đông. Tại Việt Nam, ánh nắng mùa đông vẫn có thể gây tổn thương da, đặc biệt vào những ngày trời trong. Thêm vào đó, các hoạt động ngoài trời như leo núi, chạy bộ hay đi biển vào mùa đông cũng dễ khiến bạn tiếp xúc lâu với tia UV mà không nhận ra. Vì vậy, đừng quên trang bị quần áo chống nắng và kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn suốt cả năm!

Trên đây là những thông tin hữu ích về quần áo chống tia UV mà bạn không nên bỏ qua. Hãy truy cập Columbia ngay hôm nay để lựa chọn trang phục chống nắng tối ưu, sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi hành trình!